Bối cảnh Trận_Tỉnh_Hình

Năm 207 TCN các cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Tần đã đưa Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn chiến, tranh giành quyền bính lẫn nhau. Mạnh hơn cả là nhà Hán và nhà Sở. Tháng 4 năm 205 TCN nước Ngụy (miền tây nam tỉnh Sơn Tây ngày nay); nước Triệu (miền đông nam tỉnh Hà Bắc ngày nay); Nước Tề (miền đông bắc tỉnh Sơn Đông ngày nay) đi theo Hán đánh Sở. Nhưng khi thấy Lưu Bang (Hán Cao Tổ) bị bại ở Bành Thành phải lui về án ngữ ở Thành Cao, 3 nước này giở mặt đi theo Sở đánh lại Hán.

Theo Sử Ký Sau khi quân Hán bị thua trận ở Bành Thành, Tắc vương là Hàn và Địch vương là Ế bỏ Hán đầu hàng Sở. Nước Tề nước Triệu cũng phản lại Hán mà hòa với Sở. Tháng sáu, Ngụy vương là Báo... liền cắt đường giao thông ở Hà Quan, phản lại Hán, giao hiếu với Sở. Quân Hán phòng ngự trên tuyến Thành Cao - Huỳnh Dương bỗng nhiên lâm vào thế bị uy hiếp ở cạnh sườn. Muốn giành quyền chủ động và phá thế bị uy hiếp ở sườn, đồng thời tạo được thế chiến lược bao vây và tấn công quân Sở, Lưu Bang cử Hàn Tín từ Lạc Dương (miền đông bắc huyện Lâm Đồng tỉnh Thiểm Tây ngày nay) cấp tốc tiến về đông bắc đánh các nước Ngụy; Triệu và Tề.

Sau khi diệt xong nước Ngụy và nước Đại (ở phía bắc nước Triệu), thế thắng như chẻ tre.

Theo lệnh Lưu Bang, Hàn Tín đã rút một bộ phận về mặt trận Thành Cao để chống lại quân Sở. Sau đó, Hàn Tín cùng mấy vạn quân còn lại kéo vào biên giới nước Triệu.

Liên quan